Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Các trường phái phong thủy và lĩnh vực


Về nguyện lý cơ bản thì phong thủy âm trạch và phong thủy dương trạch có nhiều điểm tương đồng. Ở khía cạnh mộ phần của người chết và nhà ở của người sống thì âm dương cách biệt, không giống nhau. Vì thế kĩ thuật ứng dụng trong âm trạch và dương trạch cũng khác nhau.
Cửu tinh trong phong thủy Huyền không
Cửu tinh trong phong thủy Huyền không
II. Các trường phái phong thủy
Theo triết học Phương Đông thì tất cả mọi việc trên đời đều lấy nguyên lý Thiên - Địa - Nhân làm chuẩn. Theo nguyên lý này thì con người là sản phẩm điển hình nhất của Thiên - Địa, con người luôn là trung tâm của vũ trụ. Sống trên đời, con người luôn hoà hợp với Thiên, Địa, đó là bản chất của việc cầu lành tránh dữ, đem lại hạnh phúc mà may mắn cho con người. Thiên - Nhân tương hợp thì phúc đến, ngược lại thì mang lại nhiều rủi ro. Nói một cách khác, con người phải hoà hợp với thiên nhiên, trời đất thì mới trường tồn và hạnh phúc. Các trường phái khác nhau có những căn bản suy luận khác nhau để ứng dụng vào Phong Thuỷ.
Phái lý khí dựa chủ yếu vào lý thuyết âm dương ngũ hành, bát quái, hà đồ, lạc thư làm căn cứ luận đoán. Sau đó đem áp dụng vào huyệt để tìm sự tương giao giữa các nhân tố. Trên căn cứ này để luận đoán sự tốt xấu hiện tại và tương lai. Thường lý khí áp dụng rất quan trọng trong dương trạch nhà ở.
Phái lý khí có các tiểu phái sau :
– Phái Phong thủy Bát Trạch : Căn cứ vào toạ sơn làm quái gốc, kết hợp với 8 quái còn lại theo du niên tạo thành 8 sao Sinh khí, phúc đức, thiên y, phục vị là tứ cát tinh, ngũ quỷ, tuyệt mệnh, lục sát, hoạ hại là tứ hung tinh. Trong bài trí thích hợp phương cát, kỵ phương hung, tối quan trọng Đông Tây đồng vị , kỵ Đông Tây hỗn loạn. Bát Trạch cũng áp dụng cho mệnh cung của từng người, người Đông tứ mệnh hợp với hướng Đông tứ trạch và tương từ cho Tây tứ mệnh. Tuy nhiên cũng theo quan điểm phải này thì có hàng vạn ngàn người cùng một mệnh Đông tứ trạch thì chỉ ở phương Đông tứ trach hay sao ? mặt khác quan niệm căn cứ vào Bát Trạch để phân chia công cửa phòng ốc là phương pháp tĩnh, không hợp với quan điểm Dịch lý, xem ra có phần thô lậu, giản đơn. Chỉ có phái Huyền Không Phi Tinh khả dĩ chuẩn xác và phù hợp.
 Phái Phong thủy Mệnh lý: Dựa chủ yếu vào mệnh cung thân chủ, kết hợp với Huyền Không phi tinh của các sơn hướng để tìm ra các sao chiếu. Sau đó luận theo âm dương ngũ hành hỷ kỵ để tìm ra phương vị phù hợp. kết hợp thêm với trang sức, máu sắc cùng các vật dụng trong nhà để bày bố, hoả giải phù hợp.
– Phái Phong thủy Tam Hợp : Căn cứ theo lý luận sơn thuỷ là chủ, huyệt phải căn cứ vào bản chất của sơn thủy hay long để xem xét ngũ hành của trạch toạ trạch có tương hợp hay không. Với thủy thì phân ra 12 cung vị trường sinh để lựa chọn thuỷ đến thủy đi, thuỷ đến chọn phương sinh vượng bỏ phương suy tử. Thuỷ đi chọn phương suy tử bỏ phương sinh vượng. Phái này chủ yếu áp dụng cho âm trạch.
– Phái Phong thủy Phiên Quái : Chủ yếu dựa vào phiên quái pháp do Hoàng Thạch Công khởi xướng, hìnhh thành Cửu tinh Bát Quái là tham lang, cự môn, lộc tồn, văn khúc, liêm trinh, vũ khúc, phá quân, tả phụ, hữu bật phối hợp với sơn thuỷ bày bố xung quanh huyệt để luận đoán cát hung.
– Phái Phong thủy Tinh túc : Dùng 28 tinh tú phối chiếu, căn cứ vào ngũ hành của sao, phối hợp với loan đầu núi sông để luận đoán cát hung.
 Phái Phong thủy Huyền Không: Một phái lớn căn cứ vào Hà đồ, Lạc thư đề xuất Cửu tinh là Nhất bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử bày bố theo thời gian chiếu vào các cung vị xung quanh huyệt. Ngoài ra còn có phi tinh của sơn hướng toạ huyệt, căn cứ vào phi tinh và vận tinh đó để luận đoán sự phối hợp tốt xấu với hình thế núi non sông nước xung quanh huyệt hình thành hoạ phúc.
Phái chia rất nhiều nhưng người học cần tinh thông về lý khí, về âm dương ngũ hành, huyền không đại quái. Sau đó kết hợp với những luận đoán về loan đầu mà tổng hợp lại dung hoà giữa tinh hoa các phái. các phái có nhiều nhưng tự trung đều quay quanh một lý thuyết hợp nhất lấy Dịch làm căn bản, cần nhát người học phải lấy tinh bỏ thô, dung hoà được những tinh hoa đúc kết dựa trên kinh nghiệm.
Tựu trung lại, Phong Thủy cũng như các môn khoa học huyền bí khác đều có đặc điểm dễ học nhưng rất khó tinh tường, dễ sai lệch, đòi hỏi kinh nghiệm rất tốt mới có thể đem khả năng ra giúp đời, giúp người. Nhiều khi sách vở chỉ là căn bản, cần biết vận dụng phối hợp các lý thuyết, các trường phái chi hiệu quả. Có như vậy mới mong ứng dụng Phong Thủy được tốt đẹp cho cuộc sống.
Phái Phong thủy Loan đầu tức hình thế, phái hình thế tiên phong bởi ông tổ của phái này là Phong Thủy tổ sư Quách Phác người khởi sự cho môn phái hình thế. Chủ trương phái này vô cùng chú trọng hình thế của cuộc đất, căn cứ vào hình thế của các bộ phận long huyệt sa thuỷ, hướng đi đến để luận cát hung. Hình thế phải phân chia ra làm 3 tiểu môn phái là phái loan đầu, phái hình tượng và phái hình pháp. 3 tiểu môn này hỗ trợ cho nhau khó có thể phân chia rạch ròi.
– Phái Phong thủy Loan đầu : Phái này chú trọng xem xét hình thế tự nhiên của mạch núi dòng sông, quan sát long mạch đến đi tìm nơi kết huyệt. Căn cứ vào hình dáng bố cục của sa, sơn, thuỷ đến thủy đi luận cát hung cho huyệt.
– Phái Phong thủy Hình tượng : Là một phái vô cùng cao thâm thượng thừa. Phái này cũng căn cứ vào hình thế tự nhiên của mạch núi dòng sông, hình tượng hoá cuộc đất thành những biểu tượng vô cùng đa dạng như những con vật như rùa, sư tử, rồng, hình tượng mỹ nữ soi gương… sau đó căn cứ ào hình tượng ấy để tìm ra nơi huyệt toạ lạc cũng như luận đoán phúc hoạ.
– Phái Phong thủy Hình pháp : Phái này chủ trương ứng dụng những phép tắc nhất định trên cở sở phái loan đầu đã quan sát thế cục. Chủ yếu luận sự cát hung của huyệt trường phụ thuộc vào những quy tắc của loan đầu. Ví dụ như có một đường chạy đâm thẳng vào huyệt thì luận là thế xuyên tâm.

3 tiểu phái trên ranh rới không rõ ràng, chủ yếu căn cứ vào thế núi, mạch núi chạy để xem xét sự kết huyệt cũng như sự tốt xấu của huyệt bởi trong loan đầu, long mạch có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thẩm định giá trị của huyệt mà sự biểu hiện của long mạch là thông qua những thế núi bao bọc lấy huyệt.

I. Phong thủy chia làm hai lĩnh vực:
  • Âm trạch: Là cuộc đất dùng để chôn người chết, còn gọi là mồ mả. Phong thủy cho rằng, nếu người chết được chôn vào một cuộc đất tốt về phong thủy thì sẽ truyền được phúc đức cho con cháu đời sau.
  • Dương trạch: Là cuộc đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa, đình, chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố. Dương trạch phải hài hòa với thiên nhiên, có môi trường tốt đẹp, làm cho con người thấy vui tươi, mạnh khỏe, hạnh phúc. Dương trạch tốt tức là môi trường tốt.
Người xưa quan niệm số mệnh của một con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó (tức giờ ngày, tháng, năm sinh) mà còn chịu ảnh hưởng của âm phần và dương phần nên có câu "Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự".
Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn mệnh vận. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt.
Về dương trạch, tức phong thủy của nhà ở, những vấn đề cần xét có rất nhiều như huyệt vị, làm nhà, hướng nhà, cấu trúc nhà, nội thất,... Cần phải xét tất cả các yếu tố mới làm thành phong thủy tốt cho ngôi nhà.
Xét về nguyện lý cơ bản thì phong thủy âm trạch và phong thủy dương trạch có nhiều điểm tương đồng. Ở khía cạnh mộ phần của người chết và nhà ở của người sống thì âm dương cách biệt, không giống nhau. Vì thế kĩ thuật ứng dụng trong âm trạch và dương trạch cũng khác nhau.

Phong thủy ứng dụng trong kiến trúc


Nhà ở là nơi con người sinh sống, ăn ở, nghỉ ngơi, cao hơn là thể hiện đời sống tâm linh ( ban thờ, phòng thờ) do đó nó phải tạo ra sức khoẻ, sự thoải mái tinh thần, thuận trong công việc. Đó phải là một môi trường hoà hợp với thiên nhiên trời đất, yếu tố này trong kiến trúc chưa đề cập đến, đó chính là yếu tố phong thuỷ.
Ngôi nhà hợp phong thủy
Ngôi nhà hợp phong thủy
Trong khoa phong thuỷ công trình kiến trúc là một cơ thể sống, khi đã hình thành và tồn tại tức là có đời sống riêng thi luôn có tương tác ảnh hưởng đến người ở trong đó. Phong thủy kiến trúc nghiên cứu phương pháp tạo ra sự tương tác hài hoà giữa đời sống con người với ngôi nhà để con người ở trong đó khoẻ mạnh, công việc phát triển thuận lợi theo chiều hướng tốt. Do đó thiết kế kiến trúc phải kết hợp với yếu tố phong thuỷ đó chính là trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của người thiết kế kiến trúc.
I. Khái niệm, các yêu cầu và tiêu chí

3. Ba tiêu chí
a. Công năng: Phải thực dung tiện nghi tuỳ theo mục đích công trình tạo nên các hình thức khác nhau của công trình, phù hợp với yêu cầu đẻ sử dung công trình được thuận tiện nhất. Ví dụ: công trình làm trường học phải rộng rãi, đủ ánh sáng, thoáng, yên tĩnh. Công trình làm nhà ở phải có các phòng vừa đủ rộng, buồng ngủ yên tĩnh riêng biệt, phòng thờ trang trọng, tĩnh, phòng ăn sạch sẽ thuận tiện…
b. Kỹ thuật: lựa trọn các điều kiện vật chất kỹ thuật, các giải pháp kết cấu, phương thức xây dựng, các công nghệ và kỹ thuật áp dung sao cho hoàn thiện nhất.
c.  Hình tượng: Hình tượng Kiến Trúc bao gồm sự sắp xếp bố trĩ không gian và sử lý các mảng khối của công trình sao cho tạo ra cái đẹp, cái cao cả. Công trình kiến trúc phải tạo nên hiệu quả, nghệ thuật, mỹ cảm và giá trị tinh thần.
Tuy nhiên có rất nhiều hệ thống các ngôi nhà dù đã đảm bảo các yêu cầu trên nhưng người ở trong đó vẫn bị bệnh tật ốm yếu làm ăn suy thoái, hay gặp tai nạn, hoả hoạn, cháy nổ…Những ngôi nhà như vậy phải tìm đến những hướng giải quyết khác mà những tiêu chí của thiết kế kiến trúc không thể xử lý được.
1. Khái niệm về kiến trúc
Kiến trúc là một khoa học và nghệ thuật tổ chức không gian sống, xây dựng công trình, trang hoàng nhà ở. Tạo ra một môi trường sống có điều kiện tốt thoả mãn các yêu cầu về vật chất và tinh thần cho con người.
2. Các yêu cầu cơ bản
a. Thích dụng
  • Tiện nghi, hợp lý, có lợi ích.
  • Đủ phòng, thiết bị, thuận tiện cho sinh hoạt
  • Đủ diện tích, khối tích, thong thoáng, chế độ nhiệt ẩm phù hợp, đủ sáng, tốt cho sức khoẻ.
b. Bền vững: Gồm độ bền của cấu kiện, độ ổn định của kết cấu, độ bền lâu của công trình.
c. Mỹ quan đẹp, truyền cảm, hướng tới cái chân, thiện, mỹ
d. Kinh tế: Đầu tư đúng, quy mô phù hợp, kế hoạch hợp lý. Sử dung kết cấu vật tu phù hợp, tiết kiệm, áp dung tiến bộ kỹ thuật.
Nhà ở là nơi con người sinh sống, ăn ở, nghỉ ngơi, cao hơn là thể hiện đời sống tâm linh ( ban thờ, phòng thờ) do đó nó phải tạo ra sức khoẻ, sự thoải mái tinh thần, thuận trong công việc. Đó phải là một môi trường hoà hợp với thiên nhiên trời đất, yếu tố này trong kiến trúc chưa đề cập đến, đó chính là yếu tố phong thuỷ.

5 kiến thức phong thủy cơ bản môi giới bất động sản nên biết


Môi giới bất động sản cần nắm vững 5 kiến thức cơ bản dưới đây để tư vấn đúng cho khách hàng, nâng cao uy tín nghề nghiệp.
Kiến thức phong thủy cơ bản môi giới bất động sản nên biết
Kiến thức phong thủy cơ bản môi giới bất động sản nên biết
2. Cách tính cung mệnh
Cung mệnh của mỗi người sẽ giúp xác định người đó hợp với trạch nhà nào, được tính dựa vào năm sinh và trên nhiều trang web có sẵn bảng tra cứu nhưng có thể có các sai số hoặc nhầm lẫn. Vì vậy các môi giới nên nắm rõ cách tính cung mệnh như sau:
Bước 1:
Xác định năm sinh âm lịch. Bước này cần thực hiện chính xác, nếu không các tính toán sẽ bị sai lệch hoàn toàn. Ví dụ người sinh ngày 05/01/1986 có năm sinh âm lịch là 1985 (Ất Sửu), chứ không phải 1986 (Bính Dần).
Bước 2: Cộng 2 số cuối của năm sinh, giản ước tới số có một chữ số.
Bước 3:
Mệnh của NamLấy 10 trừ đi số vừa tìm được.
Mệnh của Nữ: Lấy 5 cộng với số vừa tìm được. ( giản ước tới số có 1 chữ số )
Kết quả chính là quái số cần tìm.
VÍ DỤ: Nam sinh năm AL 1984
Lấy 8 + 4 = 12 lấy tiếp 1 + 2 = 3
Giới tính Nam nên lấy : 10 – 3 = 7
Như vậy chúng ta tính được ngay NAM sinh năm 1984 hợp hướng Tây Tứ Trạch ( Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc ) và nếu tra bảng cung mệnh phía dưới thì ta có được kết quả sau :
Chính Tây: Phục Vị
Tây Bắc: Sinh khí
Tây Nam: Thiên Y
Đông Bắc: Diên niên
Chú ý: Với những người sinh từ năm 2000 trở đi, bước 3 thực hiện như sau:
Nam: Lấy 9 trừ đi số vừa tìm được.
Nữ: Lấy 6 cộng với số vừa tìm được. ( cộng đến số có 1 chữ số )
Các số thuộc Đông tứ mệnh: 1, 3, 4, 9
Các số thuộc Tây tứ mệnh: 2, 5, 6, 7, 8

1. Xác định được hướng nhà, tâm nhà
Xác định tâm nhà là bước rất quan trọng để "phân cung điểm hướng", từ đó định ra các phương vị của ngôi nhà và bố trí các khu chức năng phù hợp.
Tâm nhà được định nghĩa là một điểm mà tại đó các lực cân bằng nhau. Do đó, tâm nhà không đơn giản chỉ là tâm của hình vuông hay hình chữ nhật mà có thể coi như cách tính tâm của miếng cứng.
Với các căn nhà khuyết góc, nhà có hình dạng phức tạp… thì phải sử dụng các phần mềm chuyên dụng để tính tâm, không tính thủ công như nhà vuông vắn. Khi xác định tâm nhà cũng chỉ tính trên phần diện tích nhà có mái che, không tính phần sân vườn hoặc phần ban công, sân thượng không có mái.
Với hướng nhà, cần lưu ý, không chỉ nhà đất thổ cư mà với cả căn hộ chung cư, hướng nhà cũng tính là hướng cửa ra vào - nơi "nạp khí" cho căn hộ. Không nên lấy hướng ban công hay mặt thoáng của phòng khách làm hướng chung cư.
Hướng nhà là hướng vuông góc với mặt tiền nhà theo chiều từ trong nhà nhìn ra. Nên sử dụng la bàn chuyên dụng để xác định hướng nhà và chú ý tránh các tác động của từ trường. Nên đo ở nhiều vị trí khác nhau và tổng hợp kết quả để tăng độ chính xác. Các phần mềm la bàn trên điện thoại có độ sai số rất lớn không nên sử dụng.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý là tâm nhà chỉ tính trên phần diện tích nhà có mái che, không tính phần sân vườn hoặc phần ban công, sân thượng không có mái.
5. Nhận biết và cách hóa giải một số thế sát thường gặp
Theo Bát quái, ngôi nhà được phân ra làm 8 phương vị đại diện cho các thành viên gia đình và các mặt trong đời sống của gia chủ. Nhà khuyết góc quá nhiều hoặc nhà vừa khuyết góc vừa thóp hậu thì tốt nhất không nên lựa chọn.
Nhà khuyết góc tạo ra nhiều góc cạnh gây sát khí không tốt. Ngoài ra nhà khuyết cung nào sẽ ảnh hưởng đến từng mặt cụ thể, chẳng hạn cung Đông Nam ảnh hưởng đến tài chính, cung Bắc ảnh hưởng đến quan lộc, cung Tây ảnh hưởng đến con cái…
Một số thế sát thường gặp với nhà ở thổ cư:
Một vị trí nhà phạm thương sát
Một vị trí nhà phạm thương sát
- Thương sát: chỉ những ngôi nhà bị đường đâm thẳng vào. Ở trong những ngôi nhà này, gia chủ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ có tai nạn thương tật
Hóa giải: Tạo khoảng đệm (sân vườn phía trước), thiết kế tiểu cảnh nước hoặc treo gương cầu lồi, trồng cây xanh để điều tiết bớt dòng khí.
Tuy nhiên khi xem xét định vị ngôi nhà có phạm thương sát hay không cần dựa vào độ dài ngắn, lưu lượng đi lại trên con đường, tương quan giữa độ lớn của con đường và tòa nhà để luận tốt xấu.
- Xung bối sát: chỉ những ngôi nhà bị đường đâm phía sau lưng. Nếu sống trong ngôi nhà này, gia chủ nhà dễ gặp họa tiểu nhân.
Hóa giải: Tạo khoảng đệm (sân vườn phía sau) hoặc treo gương cầu lồi trồng cây xanh để che chắn.
- Cắt cước sát: chỉ những ngôi nhà nằm ở vị trí quá gần xa lộ, cao tốc. Sống ở đây, chủ nhà hay thay đổi bất định, tàn vận trồi sụt thất thường, tiền bạc đến rồi đi không giữ được.
Hóa giải: Thiết kế một khoảng đệm phía trước nhà. Nếu là nhà tầng, nên để trống toàn bộ tầng 1 làm khoảng đệm.
- Liêm đao sát: chỉ những ngôi nhà bị con đường hay dòng sông uốn lượn có phần phản cung hướng về phía nhà giống như lưỡi đao chém tới. Sống ở những ngôi nhà này gia chủ nhà dễ bị thương tật.
Hóa giải: Phía trước nhà nên trồng thêm cây xanh che chắn. Treo thêm gương cầu lồi
- Đao trảm sát: chỉ những ngôi nhà bị con đường giống như đao chém tới (hình chữ L ngược). Sống trong nhà này, chủ nhà dễ gặp tổn hại về người.
Hóa giải: Phía trước nhà nên trồng thêm cây xanh che chắn. Treo thêm gương cầu lồi.
- Thiên trảm sát: chỉ ngôi nhà đối diện với khoảng trống do hai căn nhà phía trước tạo ra. Chủ nhân những ngôi nhà này dễ bị bệnh tật, tiền bạc không giữ được.
Hóa giải: Treo gương cầu lồi hoặc trồng cây ở vị trí khe hở chiếu vào nhà để hóa giải. Nếu được nên thiết kế cửa chính tránh đối trực diện với khe hở.
- Độc âm sát: chỉ những ngôi nhà quá gần nghĩa trang, bệnh viện, nhà tang lễ. Người sống trong những ngôi nhà này tính cách dễ cô độc, khí vận kém, ngủ hay nằm mơ.
Hóa giải: Nên trồng thêm cây tre trúc vì loại cây này có nhiều khí dương, giúp hấp thụ khí âm. Ngoài ra gia chủ có thể nuôi thêm chó cảnh, chim cảnh… cũng giúp tăng cường dương khí.
3. Xem tuổi làm nhà
>> Xem thêm: Xem tuổi Kim lâu - Hoang ốc - Tam tai

Làm nhà liên quan đến thủ tục động thổ, tác động lớn đến địa khí của một khu đất, do đó cần xem tuổi gia chủ có phù hợp động thổ hay không.
Gia chủ phù hợp động thổ làm nhà khi tuổi âm lịch trong năm dự định làm nhà không phạm vào các hạn Tam tai, Kim lâu, Hoang ốc. Cách tính các hạn này như sau:
- Kim lâu: Lấy số tuổi Âm Lịch chia cho 9, nếu số dư là 1, 3, 6, 8 là phạm Kim Lâu. Nếu tuổi chia hết cho 9 hoặc ra các số dư khác là không phạm. Trong đó, dư 1 là phạm Kim lâu Thân (hại mình); dư 3 là phạm Kim lâu Thê (hại vợ); dư 6 là phạm Kim lâu Tử (hại con); dư 8 là Kim lâu Lục súc (hại vật nuôi).
Hoặc có thể ghi nhớ những tuổi phạm Kim lâu tra sẵn: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.
- Hoang ốc: nếu làm nhà vào năm phạm hạn Hoang ốc thì căn nhà dễ bị bỏ hoang hoặc ở nhưng phạm vào những vấn đề không may mắn trong cuộc sống.
Hoang Ốc chia làm 6 cung: Nhất cát: Tuổi này làm rất tốt, mọi việc hanh thông; Nhị nghi: Có lợi, gia chủ hưng vượng, giàu có; Tam địa sát: Làm vào tuổi này dễ mang bệnh tật vào thân; Tứ tấn tài: Làm nhà tuổi này phúc lộc đều tốt; Ngũ thọ tử: Tuổi này dễ gây chia ly, ảnh hưởng tới tuổi thọ chủ nhà; Lục hoang ốc: Phạm vào tuổi này khó mà hoàn thành được căn nhà, không thành đạt được.
Để tính được hạn Hoang ốc, có thể sử dụng bàn tay Hoang Ốc:
Cách tính tuổi phạm Hoang ốc trên bàn tay
Cách tính tuổi phạm Hoang ốc trên bàn tay

Sử dụng 6 đốt ngón tay, bắt đầu đếm từ số 1 (Nhất cát) lần lượt đi theo thứ tự 2 (Nhị nghi), 3 (Tam địa sát), 4 (Tứ tấn tài), 5 (Ngũ thọ tử), 6 (Lục hoang ốc).
10 tuổi (tuổi mụ) bắt đầu từ số 1; 20 tuổi bắt đầu từ số 2; 30 tuổi bắt đầu từ số 3…
Hoặc tra bảng những tuổi phạm Hoang Ốc: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42, 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75.
- Tam tai: Tính tuổi phạm Tam tai cần dựa vào tương quan địa chi của năm sinh chủ nhà với năm xây nhà.
Theo đó, các tuổi Thân, Tý, Thìn: Tam tai vào các năm Dần, Mão, Thìn; các tuổi Tỵ, Dậu, Sửu: Tam Tai vào các năm Hợi, Tý, Sửu; các tuổi Hợi, Mão, Mùi: Tam Tai vào các năm Tỵ, Ngọ, Mùi; các tuổi Dần, Ngọ, Tuất: Tam Tai vào các năm Thân, Dậu, Tuất.
Một số lưu ý khi tính tuổi làm nhà:
- Năm không hợp tuổi vẫn có thể xây nhà bằng cách mượn người hợp tuổi động thổ giúp
- Hạn làm nhà chỉ tính cho việc xây nhà mới hoặc sửa chữa lớn liên quan đến nền móng, lợp lại mái, lên thêm tầng.
- Những sửa chữa nhỏ hoặc làm nội thất trong nhà không cần quan tâm
- Nếu mua nhà để ở hay đầu tư thì không cần xem tuổi có phạm các hạn trên, năm nào cũng mua được.
4. Nguyên tắc "nhất vị nhị hướng"
Yếu tố Hướng theo quan điểm của Bát trạch là quan trọng. Tuy nhiên về đại cục, yếu tố về vị trí, về địa điểm là yếu tố hàng đầu.
Vị trí của công trình phải đặt lên hàng đầu, sau đó mới tính đến hướng theo Bát trạch. Đối với nhà đất thổ cư ưu tiên vị trí xem công trình có vượng khí không. Kế đến là cấu trúc, hình thể của công trình. Hướng xấu có thể hóa giải được theo nguyên tắc "đa cát thắng tiểu hung".